Home > Tin tức > Chi tiết

TỔNG QUAN BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI


           Bệnh Dịch tả heo Châu Phi (DTHCP) được cho là đã xuất hiện từ năm 1907 và được mô tả lần đầu tiên vào năm 1921 tại Kenya. Bệnh lây lan trong nội bộ khu vực Châu Phi cho đến năm 1957, là thời điểm có báo cáo xuất hiện dịch ở Bồ Đào Nha. Kể từ đó, bệnh bắt đầu lây lan qua các nước châu Âu trong những năm 1980. Trong những năm vừa qua, bệnh DTHCP đã lây lan rất nhanh từ nước này qua nước khác như Liên bang Nga, Trung Quốc, Mông Cổ, Việt Nam, Campuchia,... bệnh DTHCP đã trở thành một nguy cơ hiện hữu với ngành chăn nuôi heo ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Bệnh DTHCP là gì?

Virus gây bệnh DTHCP là một DNA virus, thuộc họ Asfarviridae. Đây là một loại virus khác hoàn toàn với virus gây bệnh Dịch tả heo cổ điển (Classical swine fever virus – CSFV) là một loại ARN virus, thuộc họ Flaviviridae. Virus gây DTHCP chủ yếu gây nhiễm vào đại thực bào của heo và gây ra dịch bệnh nghiêm trọng cho đàn heo nuôi và heo rừng.

Những hóa chất sát trùng thông dụng đều có khả năng tiêu diệt virus như ête, chloroform, NaOH 0,8%, clorin 3%, formalin 0,3% và những hợp chất chứa iod.

Virus có khả năng tồn tại lâu dài trong máu, trong các mô bào và những sản phẩm thịt sống hoặc nấu không chín kỹ. Loài ve mềm (thuộc chi Ornithodoros) đóng vai trò vectơ truyền bệnh.


Heo mắc virus Dịch tả heo châu Phi có tỉ lệ chết 100% (ảnh minh họa).Liệu bệnh DTHCP có ảnh hưởng đến con người hoặc những loài vật khác?

Bệnh bệnh DTHCP không lây lan sang người nhưng có khả năng gây bệnh và gây chết rất nhiều heo dẫn đến thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi heo.

Những triệu chứng lâm sàng của bệnh DTHCP

Biểu hiện lâm sàng của bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào độc lực của virus gây bệnh. Virus độc lực cao thường gây ra bệnh ở thể quá cấp tính và cấp tính với tỷ lệ chết lên đến 100%. Virus độc lực trung bình gây ra bệnh ở thể cấp và á cấp tính với tỷ lệ chết khoảng 60% trong khi bệnh thể mãn tính và ẩn tính thường do virus độc lực thấp gây ra với tỷ lệ chết từ 2 – 10%. Heo bệnh ở thể cấp tính thường có những dấu hiệu như: Sốt cao (41-42oC), bỏ ăn, nằm nghiêng, tăng tần số hô hấp, nôn và chảy nước mắt, nước mũi. Heo xuất hiện những đám hoặc nốt xuất huyết ở tai, bụng, bẹn, đuôi và chân. Heo có hiện tượng táo bón rồi tiêu chảy, phân có thể nhày hoặc lẫn máu (có thể quan sát thấy dính vào gốc đuôi). Về bệnh tích khi mổ khám có thể thấy hiện tượng xuất huyết dưới da, sưng và xuất huyết ở hạch lâm ba khiến hạch lâm ba đỏ tím như cục máu (đặc biệt là hạch ở vùng gần dạ dày, gan và thận). Xoang bao tim tích nước vàng, tràn dịch màng phổi, tích dịch ở xoang bụng. Phổi sung huyết hoặc xuất huyết thành đốm, khí phế quản tích bọt. Vỏ thận xuất huyết điểm. Dạ dày và ruột cũng xuất huyết thành đốm hoặc thành mảng.

Chẩn đoán bệnh DTHCP như thế nào?

Bệnh DTHCP về triệu chứng lâm sàng thì khó phân biệt với bệnh Dịch tả heo cổ điển, nó phải được chẩn đoán phân biệt tại phòng thí nghiệm. Phương pháp chẩn đoán có thể xác định trực tiếp virus bằng phát hiện kháng nguyên bởi kháng thể huỳnh quang, nuôi cấy tế bào, hoặc phát hiện bằng chuỗi phản ứng polymerase hóa (PCR). Kiểm tra huyết thanh học như trực tiếp kháng thể huỳnh quang hoặc ELISA có thể xác định thông qua kháng thể  virus gây bệnh  DTHCP trong mẫu máu được lấy từ sau khi heo nhiễm bệnh từ 8-21 ngày.

Bệnh DTHCP  lây truyền như thế nào?

Sự lây truyền của virus gây bệnh DTHCP rất phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố, tuy nhiên con đường chính truyền bệnh được biết qua: Việc con người đi lại từ những nơi có mối nguy tiềm tàng gây bệnh và con người vận chuyển thực phẩm nhiễm bệnh từ khu vực bị bệnh, đối với khoảng cách xa, và trực tiếp tiếp xúc giữa heo rừng mang bệnh hoặc heo nuôi mang bệnh với khoảng cách gần.

Những yếu tố lây bệnh khác như những con bọ trong vùng cận nhiệt đới, nguồn nước nhiễm bẩn, thực phẩm và xe vận chuyển thức ăn bị nhiễm bẩn, và những đường lây truyền tương tự như các loại virus khác.


Thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn có thể lây truyền bệnh virus gây bệnh  DTHCP  không?

Virus gây bệnh DTHCP đề kháng rất cao và có thể tồn tại từ 6 tháng, tới hàng năm trong nguyên liệu, ví dụ như sản phẩm thịt heo bị nhiễm bệnh không được nấu chín, và nó tồn tại lâu hơn nếu sản phẩm đông lạnh. Nó cũng được tìm thấy còn khả năng gây nhiễm bệnh trong vòng ít nhất nhất 30 ngày ở chuồng heo bỏ không do dịch bệnh.

Những thực phẩm chế biến hoặc nguyên liệu không qua chế biến, nấu chín từ thịt heo và ngũ cốc thu hoạch từ vùng có nhiễm bệnh từ heo rừng sẽ hiện diện nguy cơ gây bệnh. Virus gây bệnh DTHCP đề kháng trung bình trong môi trường nhiệt và môi trường a xít. Những thức ăn thô không xử lý nhiệt như bắp, lõi ngô, cỏ khô, rơm hoặc ngũ cốc phơi từ khu vực rủi ro không nên được sử dụng. Một nghiên cứu gần đây (Dee et al., 2018) khuyến cáo rằng virus gây bệnh DTHCP có thể tồn tại 30 ngày vận chuyển trong nguyên liệu thức ăn sấy khô như bã đậu tương hoặc trong một số chất phụ gia thức ăn. Những nghiên cứu này chưa được kiểm chứng lại bởi đội ngũ nghiên cứu và tính đại diện của mô hình được sử dụng để nghiên cứu còn đang thuộc diện tranh cãi.

Việc tập trung ngăn ngừa lây nhiễm nên bắt đầu từ những điểm mấu chốt trong chuỗi sản xuất, từ những tế bào heo bị nhiễm bệnh hoặc nguyên liệu bị nhiễm.

Những mối nguy gì liên quan trong việc vận chuyển?

Khi virus gây bệnh DTHCP đề kháng cao thì nguy cơ lớn trong việc nhiễm bệnh lây truyền trực tiếp từ phương tiện vận chuyển đến từ những vùng nhiễm bệnh DTHCP. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo rằng trước khi đi vào khu vực không bị nhiễm thì phương tiện cần phải được lau rửa sát trùng ở biên giới phía ngoài.


Con người có thể lây nhiễm và phát tán ASF không?

Con người có can dự vào chính trong mối nguy phát tán bệnh qua khoảng cách lớn, ví dụ con người mang những sản phẩm thịt bị nhiễm bệnh như xúc xích hoặc nguyên liệu, dụng cụ săn bắt từ những vùng có dịch tễ bệnh DTHCP.

Nông dân và công nhân trại: Nên tập trung vào an toàn sinh học, tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp heo với thức ăn thừa.

Làm thế nào để vô hiệu hóa virus gây bệnh DTHCP?

- Nhiệt độ: Nhiệt độ có thể vô hiệu hóa virus là trên 60 độ C trong 30 phút.

- Độ pH: PH< 3,9 hoặc >11,5 có thể vô hiệu hóa virus không có huyết thanh (Có thể dùng Acid hữu cơ (T950) hay Men vi sinh sống (T910) trong thức ăn thì pH đường ruột sẽ duy trì ở mức 5 thì đã đủ để gây ức chế virus).

- Hóa chất/thuốc sát trùng: Virus mẫn cảm đối với ê te, clor. Virus bị vô hiệu hóa bởi Natri hydroxid (xút) 8/1000, hypochlorite 2.3% clorin (30 phút) và formalin 3/1000 (30 giây), ortophenyphenol 3% (30 giây), hỗn hợp iốt. Virkon S được khuyến cáo như thuốc sát trùng thương mại ngăn virus gây bệnh DTHCP.

Cách ngăn ngừa virus gây bệnh DTHCP

Cho đến nay, vẫn chưa có vắc xin để phòng bệnh này do:

- Những hiểu biết về điểm cảm thụ của virus ở tế bào đích còn khá hạn chế.

- Sự phức tạp trong hệ gene của virus.

- Thiếu quá nhiều thông tin về mối liên hệ giữa khả năng gây bệnh và yếu tố dịch tễ học của bệnh.

Vì thế để đánh giá việc ngăn ngừa bệnh này cần thực hiện theo quy trình ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh như sau:

1.    Bổ sung dinh dưỡng và phụ gia cho các loại heo trong trại nhằm giúp chúng có được sức khỏe tốt nhất để tự vượt qua được mầm bệnh. Đặc biệt là phải hỗ trợ đường ruột của heo bằng các sản phẩm men vi sinh hay acid hữu cơ….để đường ruột luôn khỏe mạnh nhằm ngăn chăn sự xâm nhập của mầm bệnh vào máu.

2.    Giám sát chính xác tình hình dịch tễ. Hướng dẫn một cách hệ thống về điều tra dịch tễ trong trường hợp có dịch xảy ra với nguồn gốc truy xuất từ trên xuống và có thể từ dưới lên của việc lây nhiễm.

3.    Áp dụng những biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt để kiểm tra sự thích ứng đối với những nhóm mục tiêu đặc biệt (như nhà máy thức ăn, trại heo, người săn bắn, tài xế xe tải, v.v).

4.    Kiểm soát nghiêm ngặt hệ thống cung cấp và tập trung vào kiểm tra ngăn ngừa để tránh nhiễm từ nguyên liệu nhiễm và khâu xử lý nhiệt.

5.    Tránh để đàn heo nuôi tiếp xúc trực tiếp với heo rừng, với bọ và các động vật hoang dã khác: nên có hàng rào trong khu trại, nhà máy, cơ sở và phải kiểm soát thú nuôi.

6.    Ngừng vận chuyển và kiểm soát tinh, phôi để tránh việc phát tán, lây truyền bệnh.

7.    Xây dựng khu kiểm soát xung quanh cơ sở nhiễm bệnh và giám sát việc vận chuyển heo trong khu vực. Xử lý loại bỏ heo bệnh trong trại. Chú ý cần tránh những heo từ việc săn bắn hoặc heo rừng vì chúng có nguy cơ gây nhiễm bệnh cao hơn.

8.    Thịt heo và xác gia súc phải được hủy bằng cách đốt, chôn và cơ sở nhiễm bệnh phải xử lý sát trùng toàn diện, đầy đủ các loại thuốc sát trùng.

(Nguồn: https://khoahoc.tv/tong-quan-ve-benh-dich-ta-lon-chau-phi-96719 và các nguồn thôn tin khác có liên quan)